Năm
2015, cả nước có 17 tỉnh được xếp ưu tiên Khu vực 1, gồm 11 tỉnh vùng
núi, biên giới phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên
Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên), 5 tỉnh
Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum) và 1 tỉnh
phía Nam là Sóc Trăng.
Tuy nhiên, khi thực hiện việc xét tuyển vào
các trường Đại học, Cao đẳng, đã có nhiều ý kiến về sự công bằng, hợp
lý trong chính sách ưu tiên đặc biệt là ưu tiên Khu vực dẫn đến tình
trạng nhiều thí sinh đỗ thành trượt.
Tuyển sinh 2016: Chính sách ưu tiên thí sinh công bằng hơn (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn) |
Năm 2016, Bộ GD&ĐT quy định thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi.
Các
trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không
bảo đảm các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ
đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
Nguyên nhân chính dẫn đến sai sót trong xử lý ưu tiên mùa tuyển sinh
2015 do một số địa phương cho rằng thị xã của thành phố trực thuộc trung
ương là Khu vực 2, còn thị xã trực thuộc tỉnh lại thuộc Khu vực 2 -
nông thôn khiến nhiều thí sinh bị hướng dẫn khai sai Khu vực ưu tiên.
Khắc phục hạn chế này, mùa tuyển sinh 2016,
Bộ GD&ĐT điều chỉnh ưu tiên về khu vực tuyển sinh rõ trong dự thảo
thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh Đại học, Cao
đẳng hệ chính quy năm 2016.
Tối 18/2, Bộ GD&ĐT công bố việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016 với một số điểm mới so với năm 2015 |
Cụ
thể: Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại khu
vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học
phổ thông có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được
hưởng ưu tiên theo khu vực đó.
Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau
hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì
tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó.
Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.
Các trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú, gồm:
Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học trung học phổ thông)
trên 18 tháng tại các xã khu vực 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn
thuộc vùng dân tộc và miền núi theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu
tư của Chương trình 135 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nếu học
trung học phổ thông tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một
trong các xã thuộc diện nói trên.
Khu vực 2 gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện
ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc khu
vực 1).
Đối tượng ưu tiên cũng được điều chỉnh. Theo đó, đối tượng 01 là công
dân Việt Nam, là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong
thời gian học THPT) trên 18 tháng tại khu vực 1.