Điện thoại: 024 38.387.717

Kế hoạch tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh 2016

Cập nhật: 08 Tháng Tám 2020 3:02:05 CH
Căn cứ hướng dẫn 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn Tổ chức Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học;

Tải fiel đính kèm và phụ lục tại đây: download
Căn cứ hướng dẫn 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn Tổ chức Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học;

Căn cứ Kế hoạch số  8765 /KH-SGD&ĐT ngày 18 tháng 8  năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về Tổ chức Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học;

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Trường THPT Xuân Đỉnh tổ chức Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn năm học 2015-2016 (sau đây gọi tắt là Cuộc thi), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CUỘC THI:

1. Mục đích:

- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;

- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành";

- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.

2. Yêu cầu

- Các vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh; phù hợp với chương trình, nội dung dạy học trong nhà trường và đòi hỏi thực tiễn của xã hội; phù hợp với định hướng hoạt động giáo dục của các trường phổ thông và không ảnh hưởng đến việc học tập chính khóa của học sinh.

- Sản phẩm dự thi phải đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo, sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình.

3. Nội dung của cuộc thi

Học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:

Đối tượng dự thi là học sinh trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh.

III. SẢN PHẨM DỰ THI:

Sản phẩm dự thi là một bài viết (chưa đăng báo hay in sách) của 01 học sinh hoặc nhóm 2 học sinh dài không quá 3000 từ, dung lượng không quá 10MB. Cấu trúc của bài viết dự thi được mô tả ở Phụ lục kèm theo.

IV. TỔ CHỨC CUỘC THI:

Vòng thi cấp trường:

- THPT Xuân Đỉnh phát động cuộc thi tới trong toàn thể học sinh của trường.

- Học sinh (hoặc nhóm học sinh) dự thi trên tinh thần tự nguyện; mỗi học sinh  được tham gia không quá 02 bài dự thi. Mỗi lớp tối thiểu 01 bài dự thi, các lớp chọn tối thiểu 03 bài dự thi.

- Bài dự thi của học sinh được chấm, phân loại cấp trường, chọn các sản phẩm có chất lượng dự thi cấp cụm chậm nhất vào ngày 6/12/2015. (Lịch cụ thể kèm theo).

Vòng thi cấp Cụm trường THPT: tổ chức chấm sơ khảo để lựa chọn không quá 20 bài dự thi gửi về Ban tổ chức cuộc thi , kèm theo báo cáo công tác tổ chức cuộc thi tại cơ sở, chậm nhất vào ngày 05/01/2016.

Vòng thi cấp Quốc gia : Ban giám khảo cuộc thi chấm bài dự thi để lựa chọn, xếp giải của cuộc thi và chọn sản phẩm dự thi cấp Quốc gia vào tháng 2/2016.

V. TIÊU CHÍ CHẤM THI:

1. Mục tiêu: Tình huống đặt ra phải là tình huống thực tiễn, gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh.

2. Nội dung: Bài viết xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết; nêu bật được ý nghĩa và tác dụng của việc giải quyết tình huống; nêu được các phương án với cách thức khác nhau trong việc giải quyết tình huống, ưu tiên những giải pháp và cách thức độc đáo, giàu tính sáng tạo và khả thi.

3. Thang điểm:


Nội dung

Tiêu chí

Điểm

1. Vấn đề nghiên cứu

- Tình huống thể hiện rõ sự đòi hỏi của thực tiễn/ vấn đề cần giải quyết

- Lí giải về sự cấp thiết của thực tiễn/ vấn đề cần giải quyết

- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của HS

20

2. Thiết kế và phương pháp

- Mô tả sự tìm tòi các giải pháp khác nhau để giải quyết tình huống

- Xác định giải pháp đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn giải quyết vấn đề

- Mô tả kế hoạch và các phương pháp thực hiện giải pháp

30

3. Thực hiện

- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống

- Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp

- Thu thập đủ dữ liệu hỗ trợ cho giải thích và các kết luận

30

 

4. Trình bày

- Các minh chứng khoa học được bố trí logic

- Các đồ thị, hình vẽ, tranh ảnh được chú thích rõ ràng

- Cách trình bày thể hiện tư duy chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

20

V. LỊCH VÀ PHÂN CÔNG CỤ THỂ

 

Thời gian

Nội dung

Người thực hiện

Ghi chú

24/8-7/9

Thông báo về cuộc thi

Lập kế hoạch cấp trường.

Thành lập Ban tổ chức cuộc thi, tổ giúp việc, Tổ giáo viên hướng dẫn.

Ban giám hiệu

GVCN

Đoàn Thanh niên

Thực hiện trong giờ chào cờ.

Thông báo bằng văn bản tới toàn thể GVCN, GV bộ môn, HS toàn trường.

Thông báo trên website của trường.

14/9-19/9

Tổ chức hướng dẫn HS.

 

Học sinh tham gia.

Tổ chức hướng dẫn.

21/9-25/9

Đăng ký sản phẩm dự thi

Học sinh tham gia.

HS nộp đăng ký dự thi về VP đoàn vào 25/9/2015.

Lập danh sách GV hướng dẫn.

21/9-28/11

Hoàn thành sản phẩm dự thi

GVphụ trách hướng dẫn HS

Giáo viên phụ trách hướng dẫn HS báo cáo BTC

1-6/12/2015

Thi cấp trường

Ban tổ chức, Ban giám khảo

 

7/12/2015-2/1/2016

Hoàn thiện các bài dự thi cấp cụm. Thi cấp cụm

Nộp bài dự thi cấp thành phố

Tổ giúp việc; GV phụ trách

 

Hà nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Như Quỳnh