Điện thoại: 024 38.387.717

Trả lời các câu hỏi thắc mắc về đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Cập nhật: 08 Tháng Tám 2020 3:02:36 CH


Trả lời các câu hỏi:

1-/ Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng có được đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016 hay không?

     Trả lời: Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng có được đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016. Phiếu đăng ký dự thi được xác nhận của Công an xã, phường (nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương) ký tên và đóng dấu (chỉ đóng một dấu có phần giáp lai trên ảnh).

2-/ Mã trường, Tên trường, Mã điểm ĐKDT, Tên điểm ĐKDT của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 có khác với kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 hay không? Tìm danh sách các Trường, Địa bàn Tỉnh, Quận/huyện, Phường/xã,.. trên toàn quốc của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 thì tìm ở đâu?

   Trả lời:

- Mã trường, Tên trường, Mã điểm ĐKDT, Tên điểm ĐKDT của Thành phố Hà Nội tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 theo danh sách mới của năm 2016 (hai file 4a-DanhSachTruong_2016, 4b-DanhSachDiemTiepNhan_2016 - có đơn vị khác, có đơn vị không khác so với kỳ thi THPT quốc gia năm 2015).

- Danh sách các Trường, Mã trường, Địa bàn Tỉnh, Quận/huyện, Phường/xã,.. trên toàn quốc của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tìm trong hai file 5a-DM_dia_ban_Truong_2016, 5b-DM_dia_ban_Tinh_Huyen_Xa_2016.

3-/ Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, thí sinh được đăng ký vào các cụm thi như thế nào?

     Trả lời: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại Hà Nội có 5 Cụm thi đại học và 1 Cụm thi tốt nghiệp.

- Thí sinh đăng ký dự thi với cả 2 mục đích Xét tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc chỉ với 1 mục đích Tuyển sinh ĐH, CĐ thì phải bắt buộc đăng ký dự thi vào Cụm thi đại học. Thí sinh đăng ký dự thi chỉ với 1 mục đích Xét tốt nghiệp THPT thì có thể lựa chọn đăng ký dự thi vào Cụm thi đại học hoặc Cụm thi tốt nghiệp.(Mã và tên Cụm thi đại học tương ứng của các đơn vị ĐKDT được thể hiện trong file 6a-PhanBo_CumThi_2016 (Sở đã gửi) hoặc file 4b-DanhSachDiemTiepNhan_2016 (Sở mới bổ sung cột mã và tên Cụm thi đại học- Sở gửi kèm).

- Những thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT (đăng ký dự thi chỉ để tuyển sinh vào ĐH, CĐ) đăng ký tại Phòng GD&ĐT các quận, huyện nơi thí sinh cư trú.

- Những thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT:

+ Thí sinh học hết chương trình THPT trong năm học 2015-2016 đăng ký dự thi tại cơ sở giáo dục nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác.

  + Thí sinh tự do (đã học hết chương trình THPT trong năm học 2014-2015 trở về trước nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT) đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp 12.

4-/ Việc đăng ký thi các môn, miễn thi ngoại ngữ, đăng ký các môn bảo lưu, xác định các môn xét tốt nghiệp như thế nào?

     Trả lời:

Mục “12. Đăng ký thi các môn”:

-  Chọn đăng ký thi những môn nào thì thí sinh sẽ dự thi những môn đó.

(Phục vụ cho mục đích Xét tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh ĐH, CĐ của thí sinh- Thí sinh có thể chọn một hoặc cả hai mục đích).

-  Có thể vừa đăng ký thi môn ngoại ngữ để Tuyển sinh ĐH, CĐ vừa đăng ký miễn thi môn ngoại ngữ (Mục 13.) để Xét tốt nghiệp THPT.

-  Có thể vừa đăng ký thi môn nào đó để  Tuyển sinh ĐH, CĐ vừa đăng ký bảo lưu môn đó (Mục 14.) để Xét tốt nghiệp THPT.

Mục “13. Đăng ký miễn thi ngoại ngữ”:

-  Miễn thi ngoại ngữ chỉ để xét tốt nghiệp.

-  Các chứng chỉ được miễn thi ngoại ngữ: theo quy định của Bộ GD&ĐT (xem fiel 8b-Mienthi_NgoaiNgu_2016.doc- Sở gửi kèm).

Mục “14. Đăng ký môn xin bảo lưu”:

Đăng ký môn bảo lưu chỉ để xét tốt nghiệp.

Chỉ được đăng ký bảo lưu các môn có đăng ký thi để xét tốt nghiệp của kỳ thi năm 2015.

- Điều kiện: Thi đủ các môn đã đăng ký thi để xét tốt nghiệp kỳ thi năm 2015. Điểm môn thi xin bảo lưu đạt từ 5,0 trở lên.

(Ví dụ: Năm 2014 thí sinh dự thi nhưng không tốt nghiệp. Năm 2015 thí sinh dự thi và bảo lưu môn Ngữ văn của năm 2014, dự thi đủ 3 môn còn lại là Toán, Ngoại ngữ, Địa lí nhưng vẫn không tốt nghiệp. Năm 2016 thí sinh dự thi được phép bảo lưu các môn Toán, Ngoại ngữ, Địa lí (nếu được từ 5,0 điểm trở lên)).

- Cơ sở giáo dục (nơi thí sinh đăng ký dự thi năm 2015) căn cứ vào kết quả thi để xác nhận điểm bảo lưu cho thí sinh. Đối với thí sinh tự do đến từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, điểm bảo lưu do Sở GD&ĐT (nơi thí sinh dự kỳ thi năm 2015) xác nhận.

Mục “15. Xác định môn dùng để xét công nhận tốt nghiệp”:

- Xác định đủ 4 môn; Học sinh GD THPT phải có 3 môn bắt buộc Toán,   Ngữ văn, Ngoại ngữ; Học sinh GDTX phải có 2 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn.

- Trường hợp đặc biệt: Học sinh GD THPT không đủ điều kiện học hoặc học không đảm bảo môn Ngoại ngữ thì cơ sở giáo dục báo cáo và phải được Giám đốc Sở GD&ĐT đồng ý cho chọn thi môn khác thay thế môn Ngoại ngữ. Thí sinh tự do GD THPT không đủ khả năng thi môn Ngoại ngữ thì làm đơn trình bày và phải được Giám đốc Sở GD&ĐT đồng ý cho chọn thi môn khác thay thế môn Ngoại ngữ.

-  Bốn môn xác định được chọn để xét tốt nghiệp phải có được chọn ở trong mục “12. Đăng ký thi các môn” hoặc “13. Đăng ký miễn thi ngoại ngữ” hoặc “14. Đăng ký môn xin bảo lưu”.

5-/ Việc xác định khu vực ưu tiên tuyển sinh có liên quan đến hộ khẩu (Theo trường PT, theo trường DTNT, thí sinh là Quân nhân, Công an)?

     Trả lời: Phần mềm hệ thống sẽ tự xác định khu vực ưu tiên tuyển sinh cho thí sinh (Trừ những trường hợp thí sinh là quân nhân, công an)

Khu vực ưu tiên tuyển sinh của thí sinh được xác định cơ bản theo khu vực vị trí đặt địa điểm của trường (cơ sở giáo dục) nơi thí sinh học (những năm thí sinh học ở nước ngoài thì khu vực ưu tiên tuyển sinh được coi là KV3). Nếu thí sinh học các năm ở các trường (chuyển trường) mà có hai mức khu vực ưu tiên tuyển sinh khác nhau thì chọn mức cùng loại theo hai năm học (Ví dụ: Nếu năm lớp 10 học ở trường KV2, năm lớp 11 học ở trường KV3, năm lớp 12 học ở trường KV2 thì khu vực ưu tiên tuyển sinh của thí sinh là KV2). Trường hợp đặc biệt, nếu thí sinh học các năm ở các trường (chuyển trường) có ba mức khu vực ưu tiên tuyển sinh khác nhau thì chọn mức khu vực ưu tiên tuyển sinh của năm học lớp 12.

-  Khu vực ưu tiên tuyển sinh của thí sinh học tại trường có thay đổi khu vực ưu tiên tuyển sinh trong từng giai đoạn khác nhau? Cách xử lý?

   Các thí sinh tự do dự thi THPT quốc gia năm 2016 học tại trường có thay đổi khu vực ưu tiên tuyển sinh trong từng giai đoạn khác nhau (Ví dụ: Năm học 2012-2013 học tại THPT Đại Mỗ thuộc KV2, Năm học 2013-2014 học tại THPT Đại Mỗ thuộc KV2, Năm học 2014-2015 học tại THPT Đại Mỗ thuộc KV3) thì học tại thời điểm nào sẽ được hưởng khu vực ưu tiên tuyển sinh theo trường tại thời điểm đó.

   Những năm học có khu vực ưu tiên tuyển sinh giống như thời điểm hiện nay thì ghi Mục 6 như năm nay (năm học 2015-2016). Những năm học có khu vực ưu tiên tuyển sinh khác với thời điểm hiện nay thì thực hiện như sau:

,  - Viết “Phiếu đăng ký dự thi”:

      + Mục 6. Nơi học THPT hoặc tương đương: Tên trường: Ghi thêm từ (cũ)- (Ví dụ: THPT Đại Mỗ (cũ)); Mã trường: Bỏ trống (chờ Sở thông báo và ghi sau).

      + Mục 17. Khu vực tuyển sinh: Ghi theo hướng dẫn trên của Trả lời số 4-/

,  - Nhập “Phiếu đăng ký dự thi”:

      + Nhập dữ liệu tạm thời theo tên trường và mã trường hiện tại (kỳ thi năm 2016).

      + Để riêng các “Phiếu đăng ký dự thi” (để sau sẽ xử lý).

      + Lập danh sách (theo mẫu), gửi và điện thoại ngay về Sở để kịp thời xử lý.

- Trường hợp thay đổi khu vực ưu tiên tuyển sinh theo hộ khẩu:

   Thí sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian đi học) trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn và học tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn huyện, thị xã có xã đặc biệt khó khăn thì được hưởng ưu tiên Khu vực 1 (KV1).

- Trường hợp thay đổi khu vực ưu tiên tuyển sinh theo trường Dân tộc nội trú:

   Thí sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian đi học) trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn và học tại các cơ sở giáo dục Dân tộc nội trú thì được hưởng ưu tiên Khu vực 1 (KV1).

-  Xác định khu vực ưu tiên tuyển sinh cho Quân nhân, Công an tại ngũ được đơn vị cử đi học.

   Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn. Nếu đóng quân dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ. (Phần mềm hệ thống không tự xác định khu vực ưu tiên cho thí sinh, người nhập dữ liệu phải nhập vào hệ thống).

6-/ Sau thời gian học THPT, thí sinh tự do có Chứng chỉ nghề, Chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học thì có được hưởng điểm khuyến khích đó hay không?

   Trả lời: Theo Điều 36, Khoản 2, Điểm c, d của Quy chế thi THPT quốc gia.

- Giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT.

- Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian học THPT.

7-/ Cách ghi Mục 6 đối với thí sinh là Quân nhân, Công an, thí sinh là học sinh có những năm học THPT ở nước ngoài?

- Thí sinh là Quân nhân, Công an:

   + Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố).

   + Ghi mã tỉnh là mã tỉnh nơi đóng quân, ghi mã trường là 900.

- Thí sinh là học sinh có những năm học THPT ở nước ngoài:

   + Ghi tên trường và địa chỉ đến tỉnh (thành phố), tên nước ngoài.

   + Ghi mã tỉnh là mã tỉnh nơi có hộ khẩu thường trú, ghi mã trường là 800.

8-/ Một số câu hỏi cụ thể khác:

 - Học sinh có HKTT tại KV2- NT học tại trường thuộc KV2 thì khu vực ưu tiên tuyển sinh của học sinh theo khu vực nào?

   Trả lời: Khu vực ưu tiên tuyển sinh theo KV2.

- Cách ghi mục 18. Năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:

   Trả lời: Nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì ghi theo năm thí sinh đã tốt nghiệp. Nếu thí sinh chưa tốt nghiệp THPT thì ghi năm 2016.

- Thu mấy phong bì? Phong bì ghi địa chỉ có dán tem không?

Trả lời: Có văn bản ghi thu 1 phong bì, có văn bản ghi thu 2 phong bì, có văn bản ghi có dán tem, có văn bản không ghi dán tem. Sở GD&ĐT thống nhất thu 1 phong bì có dán tem và ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

- Sau ảnh của thí sinh ghi tên quận huyện theo gì?

  Trả lời: Mặt sau ảnh có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, tỉnh, huyện (ghi theo hộ khẩu) và mã số đơn vị ĐKDT, đựng 2 ảnh trong một phong bì nhỏ (túi nhỏ- khác với phong bì có dán tem)

- Thí sinh tự do có phải nộp bằng tốt nghiệp THPT hay không?

  Trả lời: Trong hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT phải nộp Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao).

- Đơn vị nào xác nhận không vi phạm quy chế thi những năm trước?

Trả lời: Sở GD&ĐT đã đề nghị Bộ GD&ĐT cung cấp danh sách thí sinh vi phạm quy chế thi các năm trước có ảnh hưởng đến việc cấm thi năm 2016. Khi nào có danh sách, Sở GD&ĐT sẽ thông báo.

- Kinh phí thi năm nay thế nào?

  Trả lời: Theo Phòng KHTC- Sở GD&ĐT, chưa có văn bản mới, mức thu vẫn thực hiện như năm trước, mức chi sẽ thông báo sau.