Điện thoại: 024 38.387.717

Cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam 2014-2015

Cập nhật: 08 Tháng Tám 2020 3:02:02 CH
Nhằm tạo điều kiện để học sinh phổ thông tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm của người công dân tương lai tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phồn vinh, giàu đẹp,...

UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Số : 7169 /SGDĐT-GDTrH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2014


Lưu ý: Tải công văn hướng dẫn chi tiết tại đây.

Cập nhật: 17h15' ngày 19-08-2014
Kính gửi:
 Phòng  Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, các trường THPT, các trung tâm GDTX.

 Nhằm tạo điều kiện để học sinh phổ thông tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm của người công dân tương lai tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phồn vinh, giàu đẹp, giúp học sinh hứng thú và tâm huyết với bộ môn Lịch sử đang học trong nhà trường phổ thông.

Thực hiện Quyết định số 1698/QĐ - BGDĐT về việc Ban hành Thể lệ Cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam ngày 19 tháng 5 năm 2014 và Hướng dẫn số 2539/BGDĐT – GDTrH về việc Hướng dẫn tổ chức và phát động Cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện Kế hoạch số 7087/KH-SGD&ĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 về việc triển khai Cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội phát động, tổ chức Cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam (sau đây gọi là Cuộc thi):

I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

- Học sinh hiện đang học tập tại các trường THCS và THPT.

- Học viên đang học tập tại các trung tâm GDTX.

- Học sinh Việt Nam đang học tập ở các trường THCS và THPT tại nước ngoài.

II. NỘI DUNG CUỘC THI

   Người dự thi sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:

Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.          

Câu 2 : Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Câu 3 : Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.

Câu 4 : Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào ? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó ?

Câu 5 :

                                    Dân ta phải biết sử ta

                       Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử 

Các câu trả lời được trình bày ngắn gọn, viết tay hoặc đánh máy vi tính một mặt trên khổ giấy A4 (không quá 5 trang).

Trong các bài dự thi, khuyến khích có hình ảnh minh họa, phù hợp với nội dung.

III. TỔ CHỨC CUỘC THI

Để chuẩn bị tham gia Cuộc thi cấp quốc gia, Sở GDĐT đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã ; các trường THCS và THPT; các trung tâm GDTX  thực hiện tốt các nội dung sau:

  1. Phát động và triển khai cuộc thi

Phòng GD&ĐT phát động Cuộc thi tới các cơ sở giáo dục của  quận, huyện, thị xã. Thành lập Ban Giám khảo chấm thi vòng sơ khảo cấp quận, huyện, thị xã, chọn tối đa 60 bài dự thi có chất lượng tốt nhất gửi về Ban tổ chức Cuộc thi của sở GD&ĐT Hà Nội để tham dự vòng chung khảo.

 Các trường THCS, THPT, trung tâm GDTX phát động và triển khai Cuộc thi  trong toàn thể học sinh. Mỗi trường THPT, trung tâm GDTX chủ động tổ chức chấm bài dự thi, chọn tối đa mỗi đơn vị 10 bài dự thi có chất lượng tốt nhất tham dự vòng chung khảo Cuộc thi. Các bài dự thi vòng chung khảo của các trường THPT, các trung tâm GDTX nộp cho trường cụm trưởng THPT (Danh sách các trường cụm trưởng sẽ thông báo sau). Các trường Cụm trưởng THPT có trách nhiệm gủi toàn bộ bài dự thi vòng chung khảo về Ban tổ chức Cuộc thi của Sở GD&ĐT Hà Nội để tham gia dự vòng  chung khảo Cuộc thi.

2. Tổ chức phát động, tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa của Cuộc thi, công bố thể lệ, các quy định và hướng dẫn về Cuộc thi đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.

3. Trên cơ sở thể lệ và các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi  các cơ sở giáo dục lập kế hoạch, tổ chức triển khai Cuộc thi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo dục, đồng thời đảm bảo về thời gian quy định của Cuộc thi. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần quan tâm tới chất lượng bài dự thi của học sinh. Ban giám hiệu các nhà trường cần chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn Sử ở các trường vào cuộc để nghiên cứu câu hỏi của cuộc thi, giới thiệu  nguồn tư liệu, hướng dẫn học sinh khai thác sao cho hiệu quả nhất, phục vụ tốt cho việc trả lời các câu hỏi của cuộc thi.

4. Thời gian triển khai cụ thể

Thời gian

Nội dung công việc

15/8/2014.

Phát động Cuộc thi ở các cơ sở giáo dục.

Từ 10/9/2014 đến 10/10/2014.

Các cơ sở giáo dục nhận và chấm thi vòng sơ khảo.

Từ 13-20 /10/2014

Các phòng GD&ĐT, các cụm trưởng THPT nộp bài dự thi vòng chung khảo về Sở giáo dục và Đào tạo.

Từ 21/10

Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức chấm vòng chung khảo Cuộc thi

Giữa tháng 11 năm 2014.

Lễ Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi Cấp Thành phố

        

5. Bài dự thi vòng chung khảo của các sở giáo dục gửi trực tiếp về địa chỉ:

             Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

                        23 Quang Trung – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

        - Riêng đối với học sinh học tập ở nước ngoài bài dự thi gửi thẳng về Ban tổ chức Cuộc thi theo địa chỉ  Ban tổ chức Cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 81 Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.  Điện thoại: 04.38222393; Di động: 0913219551

 6. Giải thưởng của Cuộc thi

 Các giải dành cho thí sinh tham dự Cuộc thi gồm có: Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích; Học sinh đạt giải vòng chung khảo của Cuộc thi cấp thành phố được nhận phần thưởng của Ban tổ chức Cuộc thi của Sở GD&DT Hà Nội. Ban tổ chức Cuộc thi có phần thưởng dành cho các tập thể trường và phòng  GD&ĐT có nhiều bài dự thi đoạt giải.

 Các bài thi đạt giải trong Cuộc thi Cấp quốc gia sẽ nhận được phần thưởng của Ban tổ chức Cuộc thi cấp quốc gia cụ thể như sau:

- Giải Nhất: 04 (02 giải dành cho cấp THCS và 02 giải dành cho cấp THPT). Giá trị mỗi giải là 5.000.000đ

- Giải Nhì: số giải không hạn chế, tùy theo chất lượng bài dự thi. Giá trị mỗi giải là 3.000.000đ

- Giải Ba: số giải không hạn chế, tùy theo chất lượng bài dự thi. Giá trị mỗi giải là 2.000.000đ

- Giải Khuyến khích: số giải không hạn chế, tùy theo chất lượng bài dự thi. Giá trị mỗi giải là 1.000.000đ

7. Kinh phí tổ chức Cuộc thi

       Kinh phí tổ chức Cuộc thi và khen thưởng của các ở các cơ sở giáo dục sử dụng từ nguồn Ngân sách và các nguồn hỗ trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân cho đơn vị tổ chức cuộc thi.

Nhận được công văn này đề nghị các phòng  GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các trường THPT, các trung tâm GDTX lập kế hoạch triển khai các công việc của Cuộc thi và báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Cuộc thi trước ngày 20/10/2014. Trong quá trình triển khai có gì chưa rõ, liên hệ với Bà Ngô Thị Hiền Thúy chuyên viên phòng GDTrH để được hướng dẫn thực hiện.

                              

Nơi nhận:

- Như trên (để thực hiện);

- Giám đốc (để báo cáo);

- Lưu: VT, GDTrH.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

                                        (Đã kí)

                      Lê Ngọc Quang